28 thg 12, 2011

Để không sợ hãi?

Quyn sách là s kết hp gia tác gi ni tiếng v nghiên cu c đin Robert Greene và ca sĩ nhc Rap vươn lên tr thành ngôi sao t môi trường bo lc đường ph 50Cent.

50Cent, xuất thân từ khu ổ chuột với nghề buôn bán ma túy đường phố từ khi người mẹ bị nghiện đã mất sớm. Muốn tìm một con đường để thay đổi số phận của mình, anh đã phải trải qua nhiều thăng trầm. Điểm tận cùng trong cuộc đời anh, đó là khi phải đối mặt với cái chết, khi bị nã 6 viên đạn vào người lúc anh bắt đầu sự nghiệp là một ca sỹ nhạc Rap. Từ một kẻ buôn ma túy, khởi nghiệp là một ca sỹ, bị bắn gần chết, bắt đầu lại và chiến đấu với các kẻ thù trong môi trường kinh doanh. Cho tới lúc gặp được Eminem bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp. 50Cent có thể coi là hình mẫu hoàn hảo trong một câu chuyện về sự đấu tranh, sự chống lại nỗi sợ hãi bên trong lẫn bên ngoài, từ bạo lực đường phố đến mưu lược trong kinh doanh.
Sự kết hợp giữa một nhà nghiên cứu trong lịch sử và một ca sỹ nhạc Rap hiện đại, giữa một con người có khối kiến thức lịch sử sâu sắc với một con người được coi là minh chứng cho mọi lý thuyết về việc vượt qua nỗi sợ hãi trong cuộc sống, cho ta một tác phẩm “Quy tắc thứ 50” với 10 chương tương ứng với 10 bài học có thể giúp ta nhận ra và biết cách vượt qua những nỗi sợ hãi, để chiến đấu mạnh mẽ hơn trên con đường tìm tới thành công của mỗi chúng ta.
Cuộc đời chúng ta đang đè nén bởi rất nhiều sự sợ hãi người thì lo mất việc, người lại lo mất chức mất quyền, mất người yêu... 
Nhưng việc thể hiện nỗi sợ hãi làm người khác ko tôn trọng vì vậy chúng ta thường tìm cách che đậy, thậm chí tránh né nó. Nếu ko muốn phải cảm thấy sợ hãi nữa, bạn phải học cách vượt qua nó. Vì thế giới của chúng ta là hữu hạn nó có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Tốt hơn hết chúng ta hãy khẩn trương lên và làm những điều mình muốn.
Vượt qua nỗi sợ hãi của chính chúng ta không hề đơn giản, nói đòi hỏi rất nhiều nỗ lực vì đây là quá trình đi ngược lại những gì thuộc về mầm mống đầu tiên của bản chất chúng ta. Nó đòi hỏi phải dành ra khoảng cách nhẩ định để nhận thức và ý thức về mình.
Có 02 cách để xử trí noi sợ hãi – thụ động hoặc chủ động. Theo cách thụ động chúng ta tím cách tránh né tình huống gây lo lắng cho chúng ta. Điều này có thể hiện ra bằng việc đình chỉ mọi quyết định trong đó có kkhar năng chúng ta sẽ làm tổn thương người khác, chúng ta cố gắng thu xếp để mọi sự đều an toàn và dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, để ko có sự rắc rối nào chen chân vào.  Phiên bản chủ động là điuề mà phần lớn chúng ta đều đã trải qua tại một vài thời điểm trong cuộc đời: Khi tình huống nguy hiểm hay khó hăn mà chúng ta ập xuống đầu mình. Thường trong khoảnh khắc đó chúng ta tìm thấy một sưc smanhj nội tại khiến bản thân mình phải ngạc nhiên. Những gì chúng ta sợ hãi hóa ra cũng không đáng sợ như chúng ta nghĩ.
CI: Luôn có óc hiện thực ở mức tối đa.
1 kẻ năng động cần phải căng mắt ra tập trung tìm hiểu những gì đang diễn ra xung quanh hắn: kẻ nào có thể gây rắc rối, ở đâu có thể có cơ hội làm ăn mới? Bằng cách tập trung chú ý đến những gì xung quanh, bạn sẽ có khả năng nhận định một cách sắc bén về những gì đã giúp 1 số người tiến lên phía trước hay 1 số người tụt lại phía sau (cái này áp dụng được cho nhiều tình huống kể cả chuyện yêu đương: hãy để ý tại sao 1 số lại có người yêu , còn 1 số khác lại ko? Sau khi xác định mình cần được đối xử như thế nào hãy cư xử theo đúng nguyên tắc mà bạn tìm ra. Nhớ rõ là câu cá thì phải cho nó ăn giun :) )
Và bất cứ khoảnh khắc nào trong đời, bạn đều có thể cải hóa mình sang với Cn thực tế, vốn ko phải là 1 hệ thống niềm tin mà là 1 cách nhìn nhận thế giới. Những gì bạn nhận thấy sẽ quyết định những gì bạn nghĩ hay làm. Vào khoảnh khắc bạn tin vào ý tưởng nào đó mà bạn nâng niu, khăng khăng níu giữ cho dù đôi mắt và đôi tai có nói với bạn điều gì đi nữa, khi đó bạn sẽ ko còn là người thực tế. Nhìn nhận bản chất thực của vấn đề.
T53 các bài tập để não ít cứng nhắc hơn, nhạy bén  và rộng rãi hơn.
Hãy thể hiện lần nữa trí tò mo- sự cởi mở :
Đừng chắc chắn về những gì bạn biết, hãy coi như ko biết gì và lắng nghe 1 cách cởi mở - đây chính là nguồn gốc của mọi hiểu biết.
Hãy thử tượng tượng 1 ngày kia những gì bạn tin tưởng hóa ra đều sai lầm, hãy vứt bỏ đi những định kiến của bạn, thậm chí cả những niềm tin bạn trân trọng nhất. Hãy trải nghiệm thực tế và suy nghĩ theo hướng ngược lại.
Hãy tìm hiểu mọi ngõ ngách – sự mở rộng :
Hãy trực tiếp cảm nhận mọi thứ đang diễn ra trog môi trường sống của bạn đến từng ngõ ngách, bạn sẽ chiến thắng khi bạn có thông tin nhiều hơn người khác,
Hãy đào tới tận gốc rễ- sự sâu sắc:
Luôn đặt câu hỏi tại sao sự kiện này lại xảy ra, đâu là động cơ, ai là kẻ cầm trịch, ai được hưởng lợi từ đó. Thông thường all xoay quanh vấn đề tiền bạc và quyền lực.
Hãy nhìn xa hơn về phía trước- sự cân đối.
Ngtac của quyền lực khi chúng ta càng dự tính xa hơn cho tương lai chúng ta càng có nhiều khả năng định hình nó theo mong muốn của bản thân. .. Hãy nghĩ tới những sai lầm lớn nhất của bạn hay của người khác, đáng lẽ ra chúng ta có thể tránh chúng bằng cách nào
Hãy xem người khác làm gì, chứ ko phải nói gì – sự sắc sảo.
Đừng bị mắc lừa trươc những cử chỉ hào sảng của người đời, cái họ trưng ra trước công chúng. Hãy quan tâm nhiều hơn tới các chi tiết, những điều nhỏ nhặt mà họ để lộ trong csong thường ngày. . Những gì bạn cần quan tâm là quan tâm đến các thủ đoạn của người đời để có thể  bảo vệ mình hoặc chiến thắng nó.
Tự đánh giá lại mình – sự khách quan
Hãy hướng sự quan sát về chính bản thân bạn bvaif tuần 1 lần: bạn là ai và đang hownsg tới đâu. Hãy nhìn những việc mà bạn thực hiện gần đây nhất cứ như thể đó là động thái của người khác và bạn có thể làm tốt hơn ntn... hãy đối diện với kẻ gây trở ngại cho bạn thay vì tránh né để biết khă năng thích ứng và thay đổi cách hành xử.


CII- TỰ MÌNH TẠO NÊN TẤT CẢ - TỰ LẬP
Nếu bạn chứng minh bạn làm được mọi chuyện khi đó bạn sẽ nhận thấy cmar giác được giải phóng . Người có khả năng tự lập thường tự do.
Bất cuws ai trên đời đều bị điều khiển bởi lợi ích bản thân. 1 cahcs tự nhiên ngta nghhix tới bản thân va nhug mối bận tâm của mình. 1 vài sự giúp đỡ từ người khác có thể làm che mờ đi sự thật này và khiến chúng ta trông chờ nhiều hơn hết lần này đến lần khác và sự thất vọng ngày càng tăng lên. Nếu bạn chứng tỏ được m có thể tự làm được mọi thứ,  khi đó bạn sẽ cảm nhận được sự giải phóng.
Cuộc đời bạn cần 1 tiến trình Để có thể làm chủ:
B1: Tận dụng thời gian chết để khởi đầu kinh doanh.
Hãy biến thời gian làm việc tại đó thành nơi học việc, học càng nhanh càng tốt, tím cách trở nên tốt hơn, biến công việc thành 1 thách thức. Dây sẽ là thời gian để học nhiều nhất có thể về những gì diễn ra xung quanh, những đặc tính quan trọng của 1 loại hình kinh doanh.
B2: Tạo lập những đế quốc nhỏ.
Mục tiêu của bạn là cần phải tạo ra 1 khu vực nơi bạn có thể hoạt động 1 cách tự chủ, tích lũy cho mình kĩ năng đh kdoanh: Tiếp quản phòng, thực hiện ý tưởng mới... tạo lập thói quen tự đưa ra quyết định, tự học từ si lầm của mình.
B3: Leo cao hơn trong chuỗi thức ăn.
Hãy tránh liên hệ vào những rắc rối hay sự ràng buộc ko cần thiết, hãy đbao bạn biết rõ họ đem lại gì cho bạn và cách nào bạn có thể tự giải thoát họ đúng thời điểm.
B4: Hãy tạo dựng sự nghiệp của bạn theo đúng con người bạn.
Để biến giấc mơ thành hiện thực bạn sẽ có xu hướng quan sát những nười khác làm gì trong cùng lĩnh vực của bạn hay làm sao để có thể cạnh tranh hay lặp lại với thành công của họ. Bạn có thể thành công nhưng sẽ ko đi xa được.
 Hãy đi theo con đường riêng, bạn có thể thay đổi được cách thức chúng vận động.

CHƯƠNG 3: BIẾN RÁC RƯỚI THÀNH BÁU VẬT – TẬN DỤNG CƠ HỘI.
Mọi tính huống tiêu cực đều chứa đựng khả năng cho điều gì đó tích cực, chưa đựng 1 cơ hội. Điều quan trọng là cách bạn nhìn nhận nó.
Nếu có 1 tình huống bạn ko thể khống chế được hãy làm những j tốt nhất có thể với chúng.
.....
Sự sợ hãi có thể triệt tiêu bằng sự nhận thức thông qua việc bạn hiểu sâu sắc hoặc trải nghiệm nhiều lần điều mà bạn sợ. Cũng có thể đơn giản là việc sẵn sàng đón nhận và không sợ bất cứ điều gì sẽ xảy ra với bạn. Theo những cách khác nhau, con đường của bạn cũng khác nhau. Và những gì đề cập trong cuốn sách là những bài học rất thực tế, rất thiết thực và rất bản năng. Một cách tiếp cận, và vượt qua nỗi sợ hãi khác cùng với cách tìm đến những hiểu biết, trải nghiệm về mặt tâm lý, triết học hay thiền định.
Cuốn sách có thể nên đọc cùng với:
-          33 Chiến lược của chiến tranh – Robert Greene
-          Mặt dày tâm đen – Chining Chu
-          Dũng cảm, Trưởng thành – Osho
-          Binh pháp tôn tử
-          Tài năng thôi chưa đủ – John-Maxell (tuy cuốn này nói về tài năng, nhưng nguyên tắc thì giống nhau: vượt qua nỗi sợ hãi, hạn chế của bản thân để thể hiện tốt nhất tài năng thông qua: chủ động đi đầu, sự chuẩn bị chu đáo,…)

Kì vọng DN có kết quả kinh doanh quý 04 bằng cả năm...

Mã CK Q4/Y2010
LO5 183%
DHC 108%
L35 191%
PTL 129%
CX8 134%
NST 186%
HBB 128%
PVV 136%
DC4 141%
PXT 143%
KMR 799%
TV2 155%
VSI 161%
CID 218%
LAF 107%
HAS 120%
BBC 167%

Lưu ý: 
-  Không tự ý sử dụng danh mục vì có thể có rủi ro: 
- Danh mục này chỉ là sự kì vọng vào 2011, DN có thể lặp lại quy trình tương tự.
- Số liệu này có thể ko đồng nghĩa với chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy có thể ko được lặp lại trong năm 2011 và các năm sau .
- Trở thành khách hàng của GBVS để biết DN nào làm ăn tốt hơn trong 2011 .

Hãy cùng chờ đợi

21 thg 12, 2011

Thị trường ngày 21/12 xanh, Ngày 22/12 tiếp tục trở lại xu hường giảm?

Ngay từ trước giờ giao dịch ngày hnay 21/12, tôi đã treo status trên yahoo Hôm nay thị trường có thể xanh nhẹ?Nhưng xu hướng giảm chưa có dấu hiệu kết thúc :)  . Điều này tôi cảm nhận được vì Theo phân tích hành vi và phản ánh tin. NĐT kì vọng vào việc hnay thông tư về THành lập quỹ đầu tư mở được ban hành, Nó chỉ là sự kì vọng không có cơ sở rằng:

Quỹ mở chính thức mở: “Sẽ có làn sóng đầu tư mới”

Tuy nhiên theo phân tích đánh giá chủ quan của tôi thì sự kì vọng này là thái quá. Vì những lí do sau:
- Với mô hình đặc thù cho phép nhà đầu tư bán cổ phiếu/chứng chỉ quỹ lại cho chính quỹ, áp lực mua lại CP/chứng chỉ quỹ nếu thành lập quỹ mở trong tương lai gần sẽ là rất lớn. Ví dụ VMF4 giá đang 3.4 giả sử NAV của nó tương đương 11,000/cp. Khi nó chuyển thành quỹ mở, NĐT dại gì ko bán lại cho CTQLQ theo quy định = giá NAV? Vấn đề vậy đây là rủi ro ko đáng có, vậy tại sao CTY QLQ phải chuyển đổi thành quỹ mở trong khi ;
- Theo luật của UBCK CTQLQ có thể gia hạn thời gian hoạt động thêm 2 năm, vì vậy việc chuyển thành quỹ mở có thể diễn ra nhưng không phải là chuyện sớm chiều. Ít ra phải đến đến 2014.
Quay trở lại xu hướng thị trường, phiên ngày thứ 06 thị trường tăng điểm mạnh mẽ với Vol khớp khá cao, sác xuất xảy ra bulltrap là khá cao. Ngoài khối lượng thị trường ko có tin gì hỗ trợ, đến thứ 02 thì ra tin về giá điện. Theo lý thuyết phân tích hành vi tôi thiên về sự xu hướng thị trường tiếp tục giảm về các ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của HNX : 58 - 55.
Nếu hnay thị trường tiếp tục tăng, Với vol thấp thì kịch bản ngày 22/12 giảm có khả năng xảy ra khá cao.
Khuyến nghị: Giảm tỉ trọng cổ phiếu vì có thể mua vào với giá rẻ hơn trong thời gian tiếp theo.

2 thg 12, 2011

Bà chủ Tập đoàn Khang Thông: Từ người giúp việc tới... chủ dự án tỷ đô

Buộc phải nghỉ học từ năm lớp 6, 12 tuổi đã một mình ở lại đất Sài Gòn kiếm sống, từ hai bàn tay trắng chị đã trở thành Chủ tịch HĐQT của một công ty lớn.

Bà Phan Thị Phương Thảo (đứng giữa)
Bắt đầu cuộc hành trình kiếm tìm những giá trị cuộc sống ở đất Sài Gòn hoa lệ với xuất phát điểm không hơn gì ai, người phụ nữ ấy đã phải nếm trải biết bao khổ cực, nhưng vẫn gắng sức xây nên ước mơ của mình. Chị là Phan Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Khang Thông.
Miền ký ức buồn
Thuở nhỏ, Phan Thị Phương Thảo may mắn được lớn lên trong một gia đình kinh tế khá giả. Thế nhưng, cuộc sống của gia đình chị cũng như biết bao người dân khác vẫn nơm nớp lo âu vì chiến tranh. Và cái điều chẳng ai mong muốn vẫn cứ ập đến - hàng nghìn tấn bom dội xuống cả dải đất miền Nam, cơ ngơi của gia đình chị trên tỉnh Bình Dương cũng biến mất sau những tiếng nổ dài. Ba mẹ chị phải lao vào làm việc bằng tất cả sức lực để lo cho 7 đứa con, nhưng rốt cuộc vẫn thiếu trước hụt sau.
Nhưng điều mà vị Chủ tịch tương lai của Khang Thông buồn nhất không phải vì cảnh thiếu thốn của gia đình, mà bởi chị không thể tiếp tục mơ ước được mặc chiếc áo dài trắng đến trường.

Nghỉ học khi mới vào lớp 6, Phan Thị Phương Thảo ở nhà làm mọi việc, chăm sóc các em để ba mẹ yên tâm đi làm và cũng để anh trai có điều kiện học lên cao hơn.

Chị tâm sự: "Hai năm liền, gia đình luôn sống trong cảnh túng quẫn, nhưng trong lúc ấy mọi người đều rất yêu thương đùm bọc cho nhau. Ông bà nội tôi thấy cuộc sống của con cháu vất vả quá nên kêu về quê ở Long An cho 8 công ruộng làm ăn. Lúc đó, tôi không về quê cùng ba mẹ mà lên Sài Gòn giúp việc cho dì ruột".
12 tuổi, Phan Thị Phương Thảo bị cuốn vào những công việc tưởng chừng lặt vặt như: lau nhà, giặt và ủi đồ, nấu cơm... nhưng cũng ngốn hết thời từ sáng sớm tới khuya. Ấy vậy mà chị vẫn làm băng băng hết mọi việc, không để ai phải phiền lòng vì mình.

Ba năm trời trong vai trò của người giúp việc rồi cũng qua đi, chị trở về phụ ba mẹ bán đồ gốm và lo việc đồng áng. Nhưng mọi sự bắt đầu thay đổi khi chị vâng lời cha mẹ đi làm dâu đúng vào tuổi 16 - cái tuổi được coi là đẹp nhất trong cuộc đời của người con gái. Vài tháng sau, chồng chị theo bạn vượt biên. Chị trở về với ba mẹ, nhưng nhà nghèo quá, dù có làm quần quật từ sáng tới tối cũng chẳng kiếm đủ gạo nuôi chục miệng ăn.
CTCP Xây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Khang Thông (CTCP Tập đoàn Khang Thông) được thành lập ngày 13 tháng 10 năm  2004 theo giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4102025485 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm đầu mới thành lập, hoạt động chính của Công ty CP Tập đoàn Khang Thông là khai thác cát, san lấp mặt bằng, thi công hạ tầng khu công nghiệp.
Theo website Khang Thông
Chị Thảo chia sẻ: "Tôi trộm nghĩ, mình không thể cứ sống cực mãi như vậy cho nên quyết định đi làm thuê kiếm sống. Sau mỗi lần đi làm mướn, tôi lại dành dụm ít tiền, chờ cơ hội ra đi với ước muốn mình sẽ trở nên giàu có để ba mẹ và các em không phải khổ nữa. Đến lúc đã có một khoản tiền nho nhỏ, tôi giấu ba mẹ rời nhà vào đêm khuya, không dám đi đường lớn vì sợ lộ mà phải lội ruộng ra khỏi làng".
Cuốc bộ hơn 20km mới ra tới điểm đón xe đò về thành phố, chị dự định xuống nhà ông bà ngoại ở Tây Ninh kiếm việc làm. Nhưng thật không may, vừa bước xuống bến xe chợ Lớn, chị bị lừa hết sạch cả quần áo và số tiền ít ỏi.

Vậy là trắng tay, chị không thể đến Tây Ninh và cũng chẳng dám tới nhà dì. Loanh quanh trong khu chợ Lớn 3 ngày liền kiếm việc làm thuê mà chẳng được, cơm không được ăn, tối đến lại phải ngủ ngay trên ghế đá, có khi may mắn thì tựa nhờ vào cổng một công ty nào đó thiếp đi.

"Sang ngày thứ tư, tôi gần như đã kiệt sức, run rủi thế nào chị lại đến đúng quán cơm của đôi vợ chồng người Hoa và được họ đồng ý nhận vào rửa bát. Vừa đói vừa khát, tôi cầm chén cơm trên tay mà mắt ướt nhòe, thấy tủi thân vô chừng" – chị Thảo hồi tưởng.
Dù rất cực nhọc, chị chưa một lần than thân trách phận. Đêm khuya, chị còn kiếm thêm tiền bằng cách giặt đồ thuê cho chính những người làm mướn như mình. Thành quả từ việc lao động cật lực suốt 2 năm trời là chị mua được một chỉ vàng. Nhờ một chỉ vàng đó, chị bắt đầu kiếm tìm những cơ hội thay đổi cuộc đời mình vào những năm sau này.
Một phần dự án Happyland do Khang Thông đầu tư
Con đường khởi nghiệp
Có chút vốn trong tay, chị xin nghỉ việc về quê dùng một chỉ vàng đó buôn lúa với mẹ. Rồi khi phát hiện buôn chiếu có lời hơn, chị bỏ công học cách in hoa văn đồng thời thuê thợ làm cùng. Vài năm buôn chiếu, chị lặn lội xuống các tỉnh bỏ mối và kiếm được chút vốn liếng.

Run rủi thế nào, trong những năm đi đổ chiếu, chị Thảo tình cờ quen một người bạn và được chồng của người bạn đó giúp đỡ ra Vũng Tàu mở quán cơm bình dân. Chưa tới nửa năm, chị đã gây dựng được uy tín nên mỗi ngày có cả trăm người tới ăn. Dành giụm được thêm ít tiền, chị kiêm cả buôn sắt vụn tại mấy khu công trình và cất được một căn nhà nhỏ.
Có thể nói, những gì mà chị giành được vào lúc đó là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi, thậm chí phải đánh đổi bằng tất cả những năm tháng đẹp nhất của một người phụ nữ. Nếu không có sự đánh đổi ấy, có lẽ sẽ chẳng có Phan Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT của một công ty vào loại có tiếng ở đất Sài Gòn. Vậy làm thế nào mà bà chủ quán cơm bình dân lại trở thành người đứng đầu một doanh nghiệp có số vốn hoạt động lên tới cả nghìn tỷ đồng?
Trở lại giai đoạn ở Vũng Tàu, chị Thảo thường thấy tiếp một người phụ nữ đi xe hơi ghé quán ăn cơm. Lúc đó, chị tự ngẫm: Không hiểu người ta làm gì mà giàu thế? Vài lần nói chuyện, chị biết được người phụ nữ kia đổ đá cho các công trình. Tưởng rằng chỉ như thế là kiếm được tiền, chị nhờ vả chồng của người bạn làm trong Công ty xây dựng Hòa Bình cho đổ đá nhờ, nhưng không hiểu rằng họ chỉ làm việc với những đơn vị chuyên cung cấp và chỉ được thanh toán tiền khi công trình đã hoàn thành.
Không dừng lại ở đó, chị tiếp tục đến các công trình khác xin hợp tác. Cuối cùng, chị cũng giành được quyền bán tấm ván ép và đổ đá chẻ làm bờ kè cho chủ một công trình, do họ chưa ký hợp đồng với đơn vị nào. Lần hợp tác đó, chị kiếm được tới 80 triệu đồng - con số không hề nhỏ ở vào thời điểm năm 1993.

Sau công trình đó, chị chẳng còn mối nào làm tiếp, nhưng vẫn quyết tâm tìm kiếm cơ hội mới. Nghĩ vậy, chị giao lại quán cơm cho em gái, còn mình mua một chiếc xe máy chạy lên Bà Rịa lấy hai bao cát và đá đi chào bán.
Chị Thảo nhớ lại: "Ngày nào cũng vậy, tôi chạy xe ít nhất vài chục cây số, cứ chỗ nào có công trình là tấp vô mời họ mua. Nghĩ lại thấy mình lúc đó sao ngây ngô quá, vì thế mà suốt gần 4 tháng trời, tôi chẳng bán được bao nào. Một lần, tôi chạy từ Vũng Tàu lên Sài Gòn thì bị hai người đàn ông va phải. Sau khi đưa vào trạm xá băng vết thương, họ mời tôi uống nước và biết được sự tình nên đồng ý giúp đỡ. Hôm sau, họ đưa tôi vô xem mỏ cát và hướng dẫn cách chọn hàng. Ban đầu, tôi có biết chi đâu, nên họ cũng đứng ra giới thiệu các mối quen mua hàng. Tôi quyết định đầu tư 80 triệu mới kiếm được mua một cái máy sàng cát và có được những thành quả lớn hơn và đi lên từ đó".
Bí quyết thành công
Tuy là người đứng đầu một doanh nghiệp lớn ở đất Sài Gòn, nhưng khi tiếp xúc với chị, người ta có thể dễ dàng cảm nhận những nét tính cách mộc mạc của một cô gái thôn quê thuở nào. Mười mấy năm trời lặn lộn với cuộc sống thành thị, vị Chủ tịch của Khang Thông đã phải nếm trải biết bao nỗi cơ cực, nhưng vẫn luôn là người chiến thắng, biết đạp bằng mọi khó khăn để tìm cho mình lối đi đúng đắn nhất. Cũng chính vì vậy, chị cảm nhận rất rõ cuộc sống của những người lao động nghèo – đó là lý do vì sao vị chủ tịch của Khang Thông thường xuyên dùng cơm trưa với nhân viên.
Chị bày tỏ quan điểm: "Ngày xưa nghèo quá, miếng ăn là quý, chứ giờ điều đó đâu còn quan trọng nữa. Tôi chẳng có nhu cầu gì nhiều cho bản thân, hơn nữa tiếp xúc nhiều với anh chị em trong công ty sẽ giúp tôi và họ hiểu nhau hơn. Tôi đã chứng kiến quá nhiều bài học rồi và biết chắc chắn rằng, doanh nghiệp sẽ thất bại nếu điều hành bằng tiền và quyền lực. Ngược lại, lãnh đạo doanh nghiệp có tâm sáng thì sẽ khiến anh em đoàn kết. Sự quan tâm ấy phải được thể hiện bằng thực tế, ví như: Gia đình người lao động gặp khó khăn, lãnh đạo có biết chia sẻ không? Trong lúc thóc cao, gạo kém thế này, phải làm gì hỗ trợ? Tôi nghĩ rằng, hãy thể hiện bằng hành động chứ đừng nói xuông, có như thế thì người lao động mới tận tụy với công việc được".
Nhiều năm lăn lộn trên thương trường, vị Chủ tịch của Khang Thông luôn nghiêm khắc với bản thân mình. Chị luôn giữ một nguyên tắc bất di bất dịch là phải trung thực với khách hàng. Từ hồi mới bắt đầu những hợp đồng nhỏ nhất, chị luôn đúng hẹn và không để khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, chị cũng tỏ ra rất “khắt khe” ngay từ khâu tuyển nhân sự. “Mỗi vị trí trong công ty đều có tính chuyên trách và tầm quan trọng riêng, thế nên tốt nhất là phải nghiêm khắc ngay từ đầu thì sẽ thuận lợi cho cả bộ máy trong quá trình hoạt động sau này. Tôi cho rằng, lãnh đạo giỏi không hẳn là người có thể làm được tất cả mọi việc mà phải có khả năng tập hợp số đông để phát huy sức mạnh. Hơn thế nữa, lãnh đạo của một doanh nghiệp còn phải là biết sử dụng những người giỏi hơn mình. Tôi hiểu và luôn cố gắng để làm được điều đó vì sự phát triển của Khang Thông”, chị Thảo chia sẻ.

Ba mươi năm là khoảng thời gian không ngắn trong cuộc đời của một con người, nhưng chẳng phải ai cũng dám đi tới cùng với mơ ước của mình. Sài Gòn ngày ấy giờ đã đổi thay và vị Chủ tịch của Khang Thông vẫn đang viết tiếp mơ ước của mình.

Chị xứng đáng là một tấm gương sáng chứng minh cho giới trẻ hiện nay một điều là chỉ cần nỗ lực hết mình, thành công sẽ đến với chúng ta. Và, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Theo Nguyễn Hoàng
GDVN

29 thg 11, 2011

Cách lập 1 danh mục cổ phiếu hiệu quả

Tháng 12- thời điểm DN chuẩn bị công bố KQKD hoặc cổ đông biết được tin rò rỉ từ doanh nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh lại sắp đến, làm sao đãi cát để tìm vàng? Làm sao tìm được DN nào đang trong chu kì tăng trưởng và năm 2010 nó vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ đó ? Nên theo chỉ tiêu nào Và liệu chỉ tiêu của có đúng hay ko?
Tôi xin trích lại 1 trong những sai lầm cơ bản của NĐT :

Không tự mình xây dựng cơ sở dữ liệu - một sai lầm cơ bản


Cháu và bác lại coi như bắt đầu từ đầu nhé. Trong lúc chờ thị trường qua đáy và phục hồi thật sự thì bác nên bắt đầu tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho mình.

Nhưng bác thấy ngày nào bản tin chứng khoán, báo đài mà chả có ?

Đó là dành cho những người đầu cơ bác ạ, còn nếu bác muốn đi theo con đường của ông W.B thì bác phải tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho chính mình. Thời cơ của bác đang sắp đến đấy, bác tự xây dựng dữ liệu chính là cách tự đãi cát tìm vàng, chính trong quá trình này bác sẽ tìm thấy những viên kim cương bị vùi trong cát, bác tự xây dựng xong thì sự tự tin sẽ tăng lên rất nhiều, chỉ còn 2 - 3 tháng thôi, bác không nhanh là vuột mất cơ hội làm mini W.B đó (smile)

Vậy bắt đầu từ đâu hả cháu ?

Vâng, bác bắt đầu với sàn HaSTC đi vậy, vì ở đó đang khớp lệnh liên tục tiên tiến hơn HoSTC, và quan trọng hơn hết : ở đó có rất nhiều hạt vàng theo tiêu chuẩn của ông W.B. Bác hãy sử dụng excel và bắt đầu với các chỉ số :

+ Mã chứng khoán
+ Số lượng cổ phiếu niêm yết
+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Cổ tức
+ P/E
+ EPS
+ ROE
+ ROA

Trước mắt là những chỉ số cơ bản đó đã, sau này khi nghiên cứu sâu vào một doanh nghiệp bác phát hiện ra như vàng trong cát thì bác có thể nghiên cứu thêm các chỉ số :

+ Lãi suất cận biên (thu nhập lãi/tài sản)
+ Lãi gộp biên tế (lãi gộp/doanh thu)
+ Hệ số sử dụng tài sản (vòng quay tài sản) (Doanh thu/tài sản)
+ Rủi ro (nợ/tài sản)

v.v....
Và tôi
cũng khuyên NĐT tự lập 1 danh mục cho mình rồi tự theo dõi.
1. Dùng 1 trang web sẵn có lọc theo các chỉ tiêu hiện tại mình cho là tốt.
2. Bổ sung các thông tin về dữ liệu tài chính lịch sử của DN để biết DN đang trong chu kì nào của quá trình phát triển : suy thoái, tăng trưởng hay đang đỉnh của tăng trưởng?
3. Có thể Tham khảo ý kiến của tư vấn trước khi bổ sung các điều kiện.
4. Năm 2011 nó có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này hay ko?
4. Kiểm tra: Giả sử mình biết những thông tin này vào đầu 2011 (đối với dữ liệu quá khứ) và mình mua theo nó bây giờ mình lời bao nhiêu? VNI giảm bao nhiêu? Nếu danh mục này giảm ít hơn VNI đó đã gọi là danh mục hiệu quả.
4. Theo dõi nó, những tiêu chí có thể thay đổi, sai rồi sửa, hoặc thậm chí sẽ bỏ đi để lập 1 danh mục khác nhưg quan trọng từ đó chúng ta sẽ học hỏi được nhiều thứ còn hơn cứ đi nghe ngóng tin tức , tin rò rỉ nội bộ rồi tự rước họa vào thân.
5. Sau khi chọn được những mã tốt thật sự hãy dùng TA - PTKT để vào hàng. Đơn giản có thể dùng MA 20, MA 50 để xác định điểm mua bán.
Và tôi xin giới thiệu 02 danh mục của mình: (Vui lòng đọc kĩ HDSD trước khi dùng )
Danh mục này chỉ mang tính tham khảo, phải kết hợp thêm điều kiện khác trước khi quyết định mua bán :P
Hãy trở thành KH của tôi để được tư vấn thêm về điều kiện lọc cũng như cách xây dựng 1 danh mục chi tiết hơn, cũng như được hỏi và tư vấn về cách điều kiện lập danh mục 
- 1 Danh mục cho những người thích cổ tức: Cổ tức DN trả  + EPS năm nay là gần bằng thị giá ..
http://doanhnhanxahoi.blogspot.com/2011/11/danh-muc-cac-ma-co-phieu-co-ti-le-co.html
- 2: Danh mục các Cp tăng trưởng và 2011 có khả năng tiếp tục tăng cao.
 Tôi tính từ 31/12 vì những dữ liệu này tôi có thể lấy từ cuối 2010 .
Tính từ 31/12/2010 đến hôm nay :
VNI giảm 21% trong khi có sự nâng đỡ của trụ cột, HNX giảm gần 50% , trong khi các mã này em cộng giản đơn chỉ lỗ -6% , sau khi lọc thêm 01 điều kiện thì chỉ còn 03 mã, và trung bình lời 5% . Tuy nhiên đây chỉ là  cách cộng giản đơn, nếu kết hợp thêm 1 cái TA đơn giản nhất mà người mới vào nghề hay dùng cũng biết là MA 20 để vào ra thì tỉ lệ thắng chắc chắn sẽ cao hơn con số trên gấp nhiều lần.
 

Và đây là danh mục sau khi lọc từ 678 mã
.








31/12/2010 






 29/11/11  
  %P
PGS
26.2 23.5 -10%
SBT
13.5 11.1 -18%
LSS
32.6 20.6 -37%
PHR



DVP
40.40% 36.00% -11%
VNM
84.7 145 71%
VNINDEX
481 382 -21%
HNX
112 61 -46%



22 thg 11, 2011

Kinh nghiệm đeo bám Steve Jobs và cách để có cuộc hẹn với bất kỳ một V.I.P nào

 

Sau khi kiên trì gửi 7 lá thư và 12 cuộc điện thoại, Christine Comaford đã có được cuộc gặp gỡ với Steve Jobs.
Tôi từng là một CEO trẻ, có rất nhiều điều khúc mắc và tôi cần có câu trả lời. Steve Jobs có chúng. Chỉ còn một việc phải làm.
Vì vậy, tôi đã gửi một bức thư qua dịch vụ chuyển phát nhanh FedEx.
Tôi gửi thêm một cái khác nữa.
Tiếp theo tôi gọi điện thoại.
Sau đó tiếp tục gửi một thư FedEx nữa, và tiếp tục gọi điện vài lần nữa. Cuối cùng, sau 7 thư FedEx và 12 cuộc gọi, thư ký của Steve gọi báo rằng ông ấy muốn nói chuyện với tôi.
“Cô liên tục gửi thư và gọi điện thoại. Vậy hãy dừng mọi việc tại đây. Cô muốn gì?” Steve nói với một chất giọng thu hút.
“Chỉ cần 5 phút của ông. Tôi thực sự ngưỡng mộ tài năng của ông và với vị trí là một CEO trẻ, tôi có vài câu hỏi mà không ai đưa cho tôi câu trả lời được cả”
“Mang theo đồng hồ bấm giờ đi.”
“Tôi sẽ mang. Ồ vâng, cám ơn.”
Ông ấy cúp máy.
Kế hoạch ban đầu của tôi là có được 5 phút lời khuyên quý giá, học hỏi cách mà Steve tư duy, đắm mình trong ánh hào quang của ông, sau cùng là hi vọng có được bước đột phá cho riêng mình.
Còn có một kế hoạch ẩn sau đó là để tìm lại niềm hi vọng trong tôi. Thời điểm đó là đầu thập kỷ 90 và tôi vừa rời vị trí kỹ sư công nghệ tại Microsoft. Tôi đã rất chán nản và muốn tìm hiểu tại sao chúng tôi không thực sự thay đổi thế giới nhanh chóng như là chúng tôi có thể.
Windows đã không thay đổi mọi người một cách sâu sắc và không thực sự hết lòng giúp đỡ. Chẳng phải nhiệm vụ của công nghệ là thay đổi cuộc sống của mọi người sao? Tất cả những gì tôi thấy là mặt hạn chế của các sản phẩm phần mềm, phần cứng, thiết bị ngoại vi. Tôi đã bỏ việc và cảm thấy thất vọng sau nhiều năm làm việc 12-14 tiếng một ngày lập trình những dòng code nhằm tạo ra những phần mềm hoàn hảo.
Chắc hẳn bạn còn nhớ kiểu đồng hồ để bàn màu trắng thấp be bé trong bếp? Loại có mặt tròn và kêu tíc tắc tíc tắc và khi đổ chuông kêu một tiếng “boong”? Hai tuần sau đó, cầm đồng hồ trong tay, tôi bắt tay Steve và lên cót hẹn giờ 5 phút. Chúng tôi ngồi tại một bàn họp màu đen ở trụ sở NeXT. Ông ấy ngồi ngả vai trên chiếc ghế ở đầu bàn, ngay bên phải tôi. Tích tắc tích tắc tích tắc.
Tôi sẽ không gây buồn chán cho các bạn bằng những câu hỏi mà tôi đã đặt ra, chúng chỉ đơn giản là để gợi chuyện cho Steve. Điều mà tôi muốn bạn biết đó là trong suốt cuộc nói chuyện này, thời điểm cách đây gần 18 năm, Steve đã chia sẻ tầm nhìn của ông về tương lai.
Và nó hết sức tuyệt vời. Steve đã miêu tả một thế giới nơi mà những chiếc máy tính hoàn toàn trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta và tất cả những gì chúng ta cần đều được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng.
 
Ông mô tả những iPod, iPad, iPhone cách gần hai thập kỷ trước khi chúng thực sự tràn ngập trên thị trường. Tôi nhận ra cách mà đầu óc ông tư duy – không hề có một giới hạn nào – từ điều gì có thể làm tăng giá trị cuộc sống của khách hàng, cho tới việc những sản phẩm công nghệ có ý nghĩa thế nào với họ và họ có được lợi ích gì, tới việc chúng có thể thay đổi thế giới như thế nào.
Ông không nghi ngờ liệu những điều mà ông mường tượng có thể hay sẽ tạo ra được hay không. Ông cũng không mảy may quan tâm tới những hạn chế thực tại có thể kìm giữ chân ông lại.
Tôi có thể cảm nhận thấy đầu óc mình như được khai sáng, nó trở nên thật lớn lao khi bên cạnh Steve, rất phóng khoáng và không giới hạn. Tôi lắng nghe từng ý tưởng của ông, dõi theo từng bước thăng trầm trong sự nghiệp của ông. Tôi đã cảm thấy bừng sáng bên cạnh ông, và nó thật tuyệt vời, tràn ngập tự do và…
Tích tắc tích tắc tích tắc… boong! Năm phút của tôi đã hết. Tôi đứng dậy để ra về, cúi đầu chào và quay ra cửa.
“Tôi chưa nói chuyện xong với cô đâu. Hãy ngồi xuống đi.”
Và nhanh chóng chúng tôi quay trở lại với công cuộc khai sáng đầu óc ngay lập tức, bay bổng với tương lai, với những làn gió mới và mọi thứ đều trở nên có thể, mọi điều đều quan trọng. Và chúng tôi cần phải tạo ra chúng. Đấy là số phận của chúng tôi.
Bốn mươi lăm phút trôi qua, Steve “thả” cho tôi về. Ngồi trong ô tô vẫn đang còn nóng hầm hập bởi cái nắng ở bãi đỗ xe Redwood City, đầu tôi tràn đầy ý tưởng, tầm nhìn xuất chúng và hoàn hảo của Steve Jobs, tôi đã tự hứa với lòng mình:
Tôi sẽ không chỉ nhìn thấy toàn những khó khăn để nản lòng. Chướng ngại vật cần phải được vượt qua để bước tới một điều tốt đẹp hơn. Những mặt hạn chế trước đây thì bây giờ chỉ còn là những điều bình thường, cùng lắm là bất tiện nho nhỏ mà thôi. Có nhiều điều lớn lao điên rồ cần được sáng tạo và chúng ta ở đây để tạo ra chúng và đó là tất cả những điều chúng ta cần biết. Mọi suy nghĩ đối lập đều không có nghĩa lý gì.
Đó là cách mà tôi đã sống cho đến tận hôm nay.
Còn bạn, muốn gặp “Steve” của bạn?
3 bước để có được cuộc gặp với bất kỳ nhân vật quan trọng nào:
1.      Tìm hiểu điều mà họ quan tâm.
Hãy viết một bức thư chân thành dài từ ½ đến một trang giấy về những thành tựu cụ thể của họ mà bạn thực sự ngưỡng mộ. Hãy đưa ra lời đề nghị làm năm giờ miễn phí trong quỹ thời gian của bạn cho việc từ thiện ưa thích của họ, đổi lại bạn có năm phút trong thời gian quý báu của nhân vật V.I.P này (nên có thêm lời thỉnh cầu về một cuộc gọi trực tiếp qua điện thoại).
2.      Gửi thư của bạn thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh
Gọi điện để chắc chắn thư đến tận nơi và tạo mối liên hệ với thư ký riêng của họ. Chỉ nên gọi vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Họ có khả năng trả lời nhất vào những thời điểm này.
3.      Lặp lại bước 2 cho tới khi bạn có được một cuộc hẹn.
Nếu vì một lý do nào đó mà việc này không hiệu quả, hãy chuyển tận tay thư của bạn cho họ tại một sự kiện hay buổi hội thảo mà họ tham gia. Sau đó lặp lại bước thứ 2 cho tới khi bạn có được cuộc hẹn.
Trong suốt 30 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, cách tiếp cận theo các bước trên luôn tỏ ra có hiệu quả với tôi. Chìa khóa thành công chính là ở bức thư. Hãy tỏ ra đáng tin cậy, chân thành và thuyết phục. Hãy quan tâm đến những gì bạn viết. Khiến nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Không có lời nào diễn tả được những điều mà Steve và cuộc gặp mặt năm đó đã mang lại cho tôi.
Cám ơn ông, Steve, vì đã mang lại niềm tin cho tôi đối với công nghệ, với cách mạng đổi mới, với việc biến những điều không thể thành có thể.
À, và xin lỗi vì tôi đã đeo bám.
 
Tác giả bài viết là Christine Comaford - nhà sáng lập của một chuỗi các công ty khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm và cũng là một Phật tử. Bà đã kết hợp những kỹ năng quản lý siêu việt của mình để thu được thành công đáng nể với những công ty khởi nghiệp đột phá và tăng trưởng nhanh chóng.
 
Lê Mai
Theo TTVN/Forbes
Ý kiến độc giả : (0)

17 thg 11, 2011

Ngành nghề sẽ biến thể sau cơn bão

November 14, 2011 By  

Tôi thành thực xin lỗi các bạn dự video conference ngày 13/11/2011. Vì sự tham dự quá đông vượt dự kiến, đường truyền chúng tôi đã bị sự cố và tạo nhiều đứt đoạn. Một bạn hữu phê bình là chúng tôi làm việc cứ như các ông quan chức mà Alan vẫn chế nhạo. Gậy ông đập lưng ông luôn là bài học của khiêm tốn.

Chúng tôi đã ghi chép lại nội dung buổi nói chuyện và phần trả lời câu hỏi. Bài nói chuyện đã được đăng trên tuanvietnam của báo vietnamnet.
NGÀNH NGHỀ SẼ BIẾN THỂ SAU CƠN BÃO
Gần đây, một chuyên gia có giấy phép của chánh phủ long trọng tuyên đoán là những chánh sách hiện nay của chánh phủ sẽ giải quyết các khó khăn của kinh tế vĩ mô Việt Nam như lạm phát, tỷ giá, nợ xấu ngân hàng, bội chi, FDI…trễ lắm là trước Quý 2 năm 2012. Nhiều bạn bè tôi nghe xong, mở champagne, hát quốc ca và chờ đợi. Dù sao, 7,8 tháng chỉ là một khoảnh thời gian ngắn ngủi trong đời doanh nghiệp.
Dĩ nhiên, tôi không kiếm được đồng nào trong các phân tích nhận định nên tôi chưa ca hát lạc quan như vậy. Tôi cứ nghĩ tháng 6 năm 2012 có thể là tâm điểm của trận bão kinh tế năm Thìn. Lý do đơn giản theo ước tính bình thường của một doanh nhân quê mùa là khi cung tiền tiếp tục tăng vì cần “kích cầu” để cứu ngân hàng và các dự án siêu khủng, khi thói quen cho rác rưởi xuông thảm để che đậy không thể bỏ được, và khi thế giới bên ngoài lại bấp bênh con tàu vì nợ công, tư…thì các vấn đề nói trên vẫn tồn tại và xấu đi. Nói tóm lại, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm thì chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái những thành quả gì chúng ta đang nhận. Thực sự, nền kinh tế giống như một máy tính, cho rác đầu vào thì vẫn là rác ở đầu ra (garbage in, garbage out).
Tôi cho rằng cơn bão năm Thìn đang tập trung cường độ và ảnh hưởng của trận bão chỉ có thể nhìn thấy được vào cuối 2012. Nếu cơn bão đến, thì đây là những ngành nghề sẽ phải thay đổi và biến dạng từ căn cơ.
Bất Động Sản
Giá cả sẽ phải xuống theo trọng lực của hai yếu tố thị trường: thu nhập của người dân và lượng tiền đầu cơ thứ cấp. Người dư dả tiền bạc đã mua nhà xong, người nghèo sẽ nghèo thêm với lạm phát, nhà đầu cơ với tiền nhàn rỗi không còn nhiều…kinh doanh bất động sản sẽ qua chu kỳ suy thoái giống như tại Âu Mỹ các năm vừa qua. Nhân công thất nghiệp sẽ quay về quê để mưu sinh hay tạm trú, nhu cầu nhà thuê cũng sẽ giảm sút trầm trọng. Phân khúc thương mại, văn phòng và nghĩ dưỡng cũng sẽ chịu áp lực xấu từ nền kinh tế khập khễnh.
Thực tình, về mặt xã hội thì đây là một thay đổi tich cực. Người tiêu thụ sẽ có cơ hội mua căn nhà mong ước với giá phải chăng hơn và tình trạng đầu cơ, làm cò địa ốc để kiếm tiền nhanh sẽ giảm thiểu rất nhiều. Tiền nhàn rổi sẽ đầu tư vào những phân khúc có hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Ngân Hàng
Được sự chống lưng của nhà nước để tránh bất ổn xã hội, cổ đông các ngân hàng sẽ an toàn với vốn đầu tư. Nhiều sát nhập bằng súng (shotgun marriage) sẽ xẩy ra, nhưng bức tranh toàn cảnh sẽ không thay đổi nhiều. Cho một vài anh bệnh ở chung với một anh mạnh khỏe thì virus có thể lan tràn tệ hơn, nhưng nợ xấu không thể biến mất như các trò ảo thuật. Quản trị địa phương sẽ gặp nhiều vấn đề không giải quyết nổi do thiếu kinh nghiệm và vốn liếng; do đó, các ngân hàng nước ngoài sẽ được mời chào làm cổ đông chiến lược cũng như được mua lại các đơn vị tư nhân làm bàn đạp cho chương trình phát triển thị trường.
Về lâu dài, sự hợp tác với các đối tác nước ngoài sẽ đem lại những thay đổi lớn không những về mặt tiếp thị, hậu mãi cho khách hàng; nhưng qua các hoạt động hàng ngày, nhóm quản trị mới sẽ áp lực để thay đổi điều lệ và sự kiểm soát từ chánh phủ; khiến bộ máy điều hành ngành tín dụng thiết yếu cho tài chánh quốc gia trở nên hiện đại và hiệu quả hơn.
Chứng Khoán
Với cơn bão, chứng khoán sẽ chạm đáy vào cuối năm 2012. Đây là thời điểm để các nhà đầu tư còn tiền gỡ gạc lại các mất mát mấy năm vừa qua. Nhưng sự hồi phục đúng nghĩa đề qua một chu kỷ mới phải kéo dài hơn 2 năm. Trong khi đó, những công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư sẽ phải trình làng nhiều sản phẩm tài chánh sáng tạo và hiệu quả hơn. Chánh phủ cũng phải cho phép những hoạt động mà từ trước đến giờ, họ vẫn coi là một hình thức cờ bạc. Tôi muôn nói đến các hợp đồng ngoại hối và nguyên liệu, cũng như phương thức bán khống (short).
Với sự mở rộng từ căn bản điều hành, trái phiếu và hợp đồng tài chánh của Việt Nam sẽ xuất hiện trở lại trên thị trường quốc tế, đem lại nguồn vốn mới cần thiết cho doanh nghiệp trong nước.
Vàng Bạc Nữ Trang
Với chánh sách “góp vốn từ dân” qua kênh vàng và dollar, chánh phủ sẽ truy bắt những người còn kinh doanh hay lưu trữ hai sản phẩm này. Nhiều tiệm vàng tư nhân sẽ bị đóng cửa vì chỉ giao dịch nữ trang thuần túy sẽ không đem đủ lợi nhuận và khách hàng. Tuy vậy, với giá thị trường quốc tế xấp xỉ $2,500 một ounce vào cuối 2012 theo tiên đoán của nhiều chuyên gia vàng, các hoạt động ngoài luồng sẽ gây nhiều biến động cho tỷ giá, lạm phát và nợ xấu. Cuối cùng, chánh phủ sẽ phải đối diện với lựa chọn, hoặc trở lại nền kinh tế chỉ huy chặt chẽ kiểu Bắc Triều Tiên, hoặc mở cửa lại và để thị trường tự điều chỉnh.
“Cò” Quan Hệ
Đây là một ngành nghề làm ăn rất khả quan và chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP ngầm. Vì tiền kiếm được khá dễ dàng, không cần đầu tư hay chịu rủi ro, các vị làm ăn theo mô hình kinh doanh này là những cư dân tiêu xài rộng rãi và khách xộp của các cơ sở giải trí, du lịch và hàng hiệu. Họ cũng là nhóm đầu tư có nhiều tiền nhàn rỗi và tạo nhiều đầu tư quan trọng trong các ngành nghề. Sự đóng góp của họ vào nền kinh tế thường lớn lao hơn ước định.
Tuy nhiên, khi nguồn tài trợ từ các nước ngòai giảm thiểu, các dự án và ngân sách phải sụt giảm theo vì thiếu ngoại hối. Một co sụt chừng 20% sẽ khiến nhiều “cò” nhỏ bé thất nghiệp và gây khó khăn cho kỹ nghệ phục vụ đại gia. Những chương trình khuyến mãi liên tục hay “mua chung” sẽ biến Việt Nam thành một thiên đường cho du khách Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.
Trên cùng bình diện, các ngành nghề liên quan đến 5 lĩnh vực kinh doanh nói trên sẽ chịu ảnh hưởng xấu theo. Ngành xây dựng và vật liệu sẽ suy thoái theo bất động sản; các ngành nghề tài chánh sẽ bớt đầu tư vào công nghệ thiết bị mới gây ảnh hưởng xấu cho IT nội địa; việc cấm vàng và dollar sẽ tạo một tâm lý bất ổn chung cho các cơ sở xuất nhập khẩu.
Trong khi đó, những ngành nghề ít bị ảnh hưởng nhất là y tế, giáo dục, năng lượng, khoáng sản, nông hải sản và sản phẩm tiêu dùng cần yếu.
Thực ra, trận bão năm Thìn sẽ không thay đổi nhiều mức sống của đại đa số người dân bao nhiêu. Phần lớn phải thắt lưng buộc bụng kỹ hơn vì suy thoái và lạm phát; nhưng sau bao cơn khủng hoảng và chiến tranh mấy chục năm qua, kỹ năng sinh tồn đã được tôi luyện để biến con người Việt thành siêu nhân về sức chịu đựng.
Dù vậy, trong trường hợp này, tôi hy vọng là tôi sai và nền kinh tế Việt sẽ chạy ngon ơ với tăng trưởng GDP hai số như chuyên gia chánh phủ đã “”nghị quyết”. Nếu quả vậy, đây là một phép lạ, ngược với mọi định luật thiên nhiên mà tôi đã học. Bởi vì người Việt ta có lẽ cần cầu nguyện cho một phép lạ ở giờ thứ 25.
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
11 Nov 2011
Bài đăng trên tuanvietnam ngày 15/11/2011
T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các quốc gia mới nổi. Ông tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
HỎI & ĐÁP trong VIDEO CONFERENCE
Ngày 13 Tháng 11 Năm 2011
Câu 1: Thưa tiến sĩ, năm 2012 tiếp tục là một năm khó khăn, như vậy người dân muốn đảm bảo tài sản của mình thì nên chuyển kênh đầu tư gì?
Đầu tư là một hoạt động tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố cá nhân. Mục tiêu, khung thời gian, nhu cầu, tỷ lệ rủi ro chấp nhận được, sự đánh giá tình hình vĩ mô… là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định. Trong môi trường Việt Nam cho 2012, theo tổng quan của tôi, các kênh như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, ngoại hối… sẽ có nhiều biến động và thay đổi.
Câu 2: Có nên sử dụng đòn bẩy trong đầu tư vàng hiện nay? Làm sao đánh giá đòn bẩy là tốt hay xấu?
Đòn bẫy là một vũ khí rất sắc bén. Sử dụng đúng lúc đúng cách sẽ đem lại một lợi nhuận khổng lồ cho vốn đầu tư. Trái lại, nó là một cái bẫy đã đưa bao nhiêu doanh gia xuông đáy thẳm. Tôi sợ đòn bẫy nên không dùng nó. Cần tránh xa nếu không kiểm soát nổi tình hình.
Câu 3: Tiến sĩ có thể tư vấn về các biện pháp phòng thủ để chống lại cơn bão năm nay dành cho DN mới? Trong tình cảnh hiện nay, lối thoát nào cho các DN thiếu vốn và chi phí.
Doanh nghiệp mới hay cũ, trước khi cơn bão đến, nên có một định giá thật trung thực SWOT (điểm mạnh, yếu, cơ hội, rủi ro) của mình và công ty mình. Dựa trên SWOT, lập ra một chiến lươc rõ rang: hoặc phòng thủ chặt chẽ, hoặc tấn công mạnh mẽ, hoặc cuốn chiếu giải thể. Tôn Tử nói,”Kết quả trận chiến đã được quyết định trước phát súng khai hỏa đầu tiên.”
Câu 4: Trong trường hợp Trung Quốc bị vỡ bong bóng tài sản và rơi vào suy thoái thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Sự suy thoái của Trung Quốc không những ảnh hưởng mạnh đến kinh tế VN mà còn đến cả kinh tế toàn cầu. Chúng ta nhập siêu nhiều từ Trung Quốc cho các món hàng tiêu dung cũng như linh kiện cho hàng xuất khẩu. Tệ nhất là khi Trung Quốc phải thanh lý hàng hóa ào ạt để cạnh tranh (giữ khách hàng cũ và chiếm thị trường mới) tại Âu Mỹ cũng như Á Châu. Họ sẽ gây khó khăn cho mọi nhà sản xuất.
Câu 5: Việc bầu cử tổng thống Mỹ, Nga, Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến khủng hoảng 2012 không? Mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Tôi nghĩ ông Tập Cận Bình, hay ông Putin hay một ông Tổng Thống Mỹ mới (nếu đảng Cộng Hòa thắng cử) sẽ không thay đổi nhiều chánh sách kinh tế hay đối ngoại của quốc gia họ. Tuy vậy, sự sụp đổ vài ngân hàng lớn trên thế giới vì nợ xấu sẽ bắt các ông này lo giải quyết vấn đề nội bộ nhiều hơn, tạo nhiều lỗ trống trên cục diện toàn cầu.
Câu 6: Tiền Euro có tan vỡ không và ảnh hưởng đến kinh tế thế giới như thế nào?
Mặc cho những ồn ào trên mạng truyền thong về Euro và Liên Âu, sự ra đi của một vài thành viên như Hy Lạp, Ireland hay Tây Ban Nha, Ý… sẽ không ảnh hưởng gì đến kinh tế thế giới hay Việt Nam. Ngay cả nếu Liên Âu giải thể, ngoài việc mất sĩ diện cũng như jobs của các ngài chánh trị gia và quản lý ngân hàng, các quốc gia độc lập của Âu Châu sẽ tiếp tục trả nợ và quỵt nợ và sống thoải mái. Dân Đức sẽ hạnh phúc nhất vì khỏi lo tiền thuế chạy khỏi nước để cứu trợ  cho các dân nghèo của PIGGS và Đông Âu.
Câu 7: Mối tương quan giữa môi trường Dotcom Việt Nam so với Mỹ cách đây 10 năm?
Việt Nam thực sự chưa có một công ty IT nào có giá trị đáng kể, ngoài Vinagames và vài công ty viễn thông lớn nhờ độc quyền do chánh phủ ban cấp. Dotcom ở Mỹ là hiện tượng bong bóng tài sản dựa trên sự bồng bột của các nhà đầu tư (irrational exuberance). Tôi chưa thấy hiện tượng này ở VN.
Câu 8: Chuyên gia kinh tế được trả tiền khi đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế, còn chú Alan làm vì động cơ nào ạ?
Chú nghĩ mình là một con kiến nhỏ, gắng đem lại cho các bạn trẻ một góc nhìn và tư duy khác hơn những gì các cháu đang bị nhồi vào sọ. Chú có thể sai trong phân tích và đánh giá của mình; nhưng thêm một kiến thức mới là thêm một cơ hội để tìm ra sự thật cho chính mình. Động lực của chú có thể đơn giản là trong tuổi già, thay vì ra công viên ngồi cho chim bồ câu ăn bánh mì, chú cho các cháu ăn thêm vài ba cái bánh vẽ của các chính trị gia thế giới.
Câu 9: Ngân hàng VN nhỏ và yếu trong năm 2012 liệu có bị sụp đổ như ở Mỹ không?
Quan chức nhà nước VN đã khẳng định là sẽ không để một ngân hàng nào chết. Người Việt rất dị ứng với đám tang? Như vậy, chúng ta có thể hiểu là chánh phủ sẽ lo trả các nợ xấu của ngân hàng (in thêm tiền vì vay bây giờ cũng khó lắm) và có thể bắt vài anh ngân hàng bệnh hoạn sống chung với các anh mạnh khỏe hơn (không biết virus này có dễ truyền nhiểm?). Ảnh hưởng của việc in tiền để phát chẩn thì ai cũng đoán ra rồi.
Câu 10: Thế giới có nguy cơ rơi vào khủng hoảng kép không? Và nếu có thì ảnh hưởng đến VN như thế nào? Với chính sách các chính phủ trên thế giới như hiện nay thì theo Tiến Sĩ khi nào tình hình kinh tế thế giới mới ổn định hơn?
Theo tôi thì tình trạng hiện tại là một nối dài của cuộc khủng hoảng năm 2008. Ảnh hưởng sẽ tệ hơn vì các chánh phủ đã hết vốn chánh trị để tung thêm các gói kich cầu. Nhưng cũng nhờ vậy, sự suy thoái lần này sẽ qua nhanh hơn, dù sức tàn phá sẽ mạnh hơn. Tôi nghĩ đến 2015, kinh tế toàn cầu sẽ đi vào một chu kỳ mới.
Câu 11: Tình hình tỷ giá VN rất căng thẳng, CP sẽ phải giải quyết như thế nào là tốt nhất? Và liệu VND có giảm giá mạnh?
Tỷ giá chánh thức thì tùy vào chánh phủ. Tỷ giá chợ đen thì do yếu tố thị trường trong đó luật cung cầu là thành tố số một. Các ảnh hưởng khác gồm việc in tiền, lạm phát, bội chi ngân sách, cán cân thương mại, khả năng trả nợ, dự trữ ngoại hối, giá vàng và kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Câu 12: Gần đây World Bank và WEF đều đánh tuột hạng môi trường kinh doanh Việt Nam, Tiến Sĩ có đánh giá như thế nào?
Khi tình trạng vĩ mô xấu đi thì môi trường kinh doanh theo tổng quan cũng sẽ xuống cấp. Tuy nhiên, việc kinh doanh, kiếm tiền là một hoạt động rất cá nhân và chủ quan. Rủi ro cho một doanh nghiệp có thể là một cơ hội cho doanh nhân khác. Tôi vẫn nghĩ lợi thế cạnh tranh và kỹ năng quản trị vẫn là hai yếu tố chính của quyết định kinh doanh, không phải một xếp hạng mơ hồ của các ông chuyên gia trên thế giới.
Câu 13: Thị trường chứng khoán VN năm 2012 sẽ như thế nào?
Tôi nghĩ đa số giá cổ phiếu sẽ chạm đáy vào cuối năm 2012. Sau đó, những sát nhập và thôn tính của các công ty chứng khoán nước ngoài sẽ đem lại sinh khí mới; cũng như các sản phẩm tài chánh mới. Có lẽ phải đến 2015, chứng khoán mới bắt đầu một chu kỳ mới.
Câu 14: Trong bối cảnh cơn bão kinh tế hiện nay thì khu an toàn của Việt Nam là gì và ngành nào là ngành thế mạnh?
Những ngành nghề ít bị ảnh hưởng nhất trong cơn bão là y tế, giáo dục, năng lượng, khoáng sản, nông hải sản và sản phẩm tiêu dùng cần yếu.
Các ngành nghề sẽ chịu sóng gió lớn của trận bão là bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, vàng bạc nữ trang và các ông “cò” quan hệ.

16 thg 11, 2011

KHƠI NGUỒN NĂNG LƯỢNG BẢN THÂN

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao có người làm được những điều phi thường mà người khác lại không làm được? Vì sao họ có được nguồn năng lượng dồi dào để thúc đẩy bản thân đạt được những thành công nối tiếp thành công như vậy? Bí quyết, theo Brian Tracy (ảnh) – diễn giả hàng đầu thế giới về tư duy thành công – là biết cách khơi thông nguồn năng lượng quý giá tiềm ẩn bên trong con người bạn.

Chính nguồn năng lượng này sẽ thổi bùng ngọn lửa đam mê trong bạn, duy trì một ý chí vững vàng và một cơ thể khỏe mạnh để bạn theo đuổi và đạt được những mục tiêu lớn hơn trong sự nghiệp.

Năng lượng mục tiêu
Brian Tracy từng chia sẻ rằng ông ghi ra giấy mục tiêu kiếm được 1000 đôla/tháng từ việc bán hàng qua điện thoại. “Một tháng sau, vận may mỉm cười với tôi. Trong quãng thời gian này, tôi đã nghĩ ra một kỹ thuật bán hàng rất hiệu quả, khiến doanh số tăng lên gấp ba lần so với thời gian đầu… Sau 30 ngày kể từ hôm viết mục tiêu ra giấy, công ty đề xuất mức lương 1000 đôla/tháng… Chỉ trong 18 tháng, tôi chuyển từ vị trí một nhân viên bán hàng lên làm giám đốc kinh doanh, tuyển dụng và quản lý một đội ngũ hơn 95 con người.”
KHƠI NGUỒN NĂNG LƯỢNG BẢN THÂN

Để kích hoạt năng lượng này, mục tiêu phải đủ lớn, cụ thể, khả thi và bản thân người đặt ra mục tiêu phải có sự hình dung thật sống động về nó. Viết mục tiêu ra giấy sẽ giúp bạn có sự cam kết để biến mục tiêu thành hiện thực. Một cách bản năng, con người sẽ tự hướng về mục tiêu của bản thân và kỳ diệu hơn nữa là mục tiêu cũng sẽ dần dịch chuyển về phía bạn. Đến một thời điểm cụ thể, tại một nơi cụ thể, bạn và mục tiêu sẽ gặp nhau.

Năng lượng thể chất
Bạn không thể làm việc tốt, không thể thành công nếu bản thân luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Làm việc trong tình trạng sức khỏe không tốt, bạn tạo rất ít giá trị, chỉ bằng một phần nhỏ so với năng lực thật sự khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Vì vậy, để thành công, bạn nên có chế độ ăn uống và rèn luyện thể chất hợp lý.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến mức năng lượng trong suốt cả ngày. Những thay đổi trong khẩu phần ăn sẽ khiến bạn hưng phấn, năng động, tỉnh táo và tràn đầy sức sống. Bạn cũng nên tập thể dục đều đặn để có nhiều năng lượng và tinh thần thoải mái. “Sức khỏe là vàng”, khi sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ dễ đạt được mục tiêu đề ra.

Năng lượng tình yêu
Phần lớn người đi làm dễ rơi vào bẫy thu nhập: chấp nhận làm một công việc có thu nhập hấp dẫn nhưng chưa chắc là phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân. Hoặc cũng có thể công việc diễn ra đều đều hàng ngày, khiến bạn nhàm chán.

Nếu không yêu thích 95% những gì đang làm, thì tốt nhất bạn nên rời bỏ công việc đó và tìm một việc làm mới. Bởi nếu thực sự say mê công việc của mình, bạn sẽ khó có thể rơi vào cảm giác chán nản, mất động lực.
Đồng thời, Brian Tracy cho rằng, nếu không có một gia đình hạnh phúc, bạn cũng khó có thể thành công. Vì vậy, hãy vun đắp cho gia đình mình, cho tình yêu của bản thân. Khi có tình yêu, mọi cảm xúc sẽ thăng hoa và công việc sẽ tiến triển tốt đẹp hơn.
Theo VN work

Học Đầu tư chứng khoán 1 cách nghiêm túc với 04 buổi chia sẻ.

Danh mục các mã cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức 2011/thị giá > 15% (liên tục cập nhật)

Danh mục các mã cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức 2011/thị giá > 15%

Mã Giá KH Cổ tức Cổ tức/thị giá
SMA 5.9 20.00% 33.90%
CAD 2.4 10.00% 41.67%
SD4 4 15.00% 37.50%
LO5 3.9 12.00% 30.77%
DST 4 12.00% 30.00%
DHC 6.1 18.00% 29.51%
V15 5.1 15.00% 29.41%
L35 4.8 14.00% 29.17%
PXL 5.3 15.00% 28.30%
VIT 7.2 20.00% 27.78%
PTL 6.5 18.00% 27.69%
PFL 6.2 17.00% 27.42%
TV4 7.4 20.00% 27.03%
DTA 5.6 15.00% 26.79%
PHT 7.5 20.00% 26.67%
CX8 4.7 12.50% 26.60%
PXT 5.7 15.00% 26.32%
PXI 6.8 17.00% 25.00%
VID 4.8 12.00% 25.00%
VLA 7.2 18.00% 25.00%
BGM 8.2 20.00% 24.39%
PSG 7 17.00% 24.29%
VCR 6.6 16.00% 24.24%
SGD 5 12.00% 24.00%
TDC 8.5 20.00% 23.53%
TLH 6.4 15.00% 23.44%
PVV 6.6 15.00% 22.73%
HDO 8 18.00% 22.50%
ADC 6.7 15.00% 22.39%
HBB 6.3 14.00% 22.22%
HEV 8.1 18.00% 22.22%
KMR 4.5 10.00% 22.22%
SJC 9 20.00% 22.22%
DAD 6.8 15.00% 22.06%
SKS 8.2 18.00% 21.95%
VCC 6.9 15.00% 21.74%
L44 6.5 14.00% 21.54%
TMT 5.6 12.00% 21.43%
TPC 7.7 16.50% 21.43%
L62 8.4 18.00% 21.43%
BCE 8 17.00% 21.25%
TV2 8.5 18.00% 21.18%
SED 7.6 16.00% 21.05%
STT 5.7 12.00% 21.05%
MMC 7.2 15.00% 20.83%
TNG 9.7 20.00% 20.62%
CID 7.3 15.00% 20.55%
CTC 7.8 16.00% 20.51%
C47 9.8 20.00% 20.41%
PJT 5.9 12.00% 20.34%
EID 7.4 15.00% 20.27%
VSI 7.4 15.00% 20.27%
TKC 7.4 15.00% 20.27%
VC9 7.9 16.00% 20.25%
PXM 7.5 15.00% 20.00%
GTT 7 14.00% 20.00%
CDC 9 18.00% 20.00%
DC4 7.6 15.00% 19.74%
PV2 5.1 10.00% 19.61%
VOS 4.6 9.00% 19.57%
PGT 4.1 8.00% 19.51%
DAE 7.7 15.00% 19.48%
S74 7.7 15.00% 19.48%
EFI 6.2 12.00% 19.35%
NST 10 18.00% 19.35%
PXA 5.2 10.00% 19.23%
SHB 7.6 14.00% 18.4
LBM 13.0% 19.8%
V12   5.5 15% 27%
Và đây là những cổ phiếu được lọc lại từ list trên với 02 điều kiện chính: có tốc độ tăng trưởng dự phóng 2011 > 2010 và có thể đảm bảo tỉ lệ trả cổ tức = tiền mặt như cam kết :

NST
TDC
DC4
SED
SGD

EID
VLA
TV4 (Loại vì mã này liên tiếp 03 năm trả ct = cp, năm 2011 = cp :D)
LBM

 Trong 10 cổ phiếu trên tôi còn lọc lại theo dữ liệu lịch sử được 04 mã ổn nhất chỉ tư vấn riêng cho KH của GBVS)
List cập nhật ngày : 24/11:
RAL : 30% 
LAF

10 thg 11, 2011

Cần bán nhà mặt tiền trên Trần Hưng Đạo ngã tư THĐ - An Bình

I. Thông tin về nhà đất:
- Nhà nhà cũ, đúc giả, xây thời Pháp trên đường Trần Hưng Đạo, P6, Quận 5 
1 trệt 1 lầu, 1 lửng gỗ , giá bán khoảng 16,5 tỷ.
diện tích thật là 92m2, diện tích sổ ĐỎ là 66m2 .
- Đất hình chữ nhật. Không bị hẹp hậu . Hướng :  Bắc
II. Lợi thế thương mại:
- Đang cho thuê tầng trệt, giá thuê là 1.000usd.
-  đoạn 2 chiều,  ngã tư Trần Hưng Đạo-An Bình
- Gần trung tâm, bệnh viện, siêu thị.. 
 Mọi chi tiết liên hệ
Lê Tú Uyên
0974 874 520. Email: uyenlt@yahoo.com

9 thg 11, 2011

Làm thế nào để giảm thua lỗ chứng khoán? Đã đến lúc bạn cần nhìn lại mình.

Để có thể chiến thắng trong bất cứ trò chơi nào bạn cần hiểu những luật lệ và phải tuân theo các nguyên tắc riêng.
Năm 2011, theo số liệu thống kê có hơn 70% nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ. Vậy nguyên nhân của sự thua lỗ đó là gì? Do bạn chưa có phương pháp đầu tư , cắt lỗ, chốt lời rõ ràng? 
Nếu bạn chưa tìm được nguyên nhân và cách khắc phục cho những thua lỗ này, bạn nên đọc loạt bài viết này. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy mình ở đâu đó.
Trong bài này, tôi sẽ tổng hợp kiến thức theo từng mục tiêu mà nhà đầu tư mong muốn đạt được. Để áp dụng hiệu quả nhà đầu tư phải tuân theo nguyên tắc: Đọc hiểu từng tầng thấp đến cao. 
I. Tìm hiểu về thị trường, các kiến thức giao dịch cơ bản:
Hiện nay có 2 trường phái đầu tư cơ bản trên thị trường: Cơ bản (đầu tư) và lướt sóng (đầu cơ). Nếu NĐT theo cơ bản, có thể tham khảo danh mục tại đây , còn thời điểm mua bán tôi sẽ tư vấn thêm không cần học TA nhiều.
Hiện nay có 02 cách để lấy tiền từ việc mua bán ỏổ phiếu:
- Đợi giá tăng  mạnh bán. Tiền thu được chủ yếu từ việc chênh lệch giá CP.
- Đợi hưởng cổ tức cao. Tiền thu được đến từ tiền trả cổ tức và tăng giá cổ phiếu. Hoặc có các chiến thuật trade riêng tùy vào loại cổ phiếu : như nếu CP đã được đẩy lên cao có thể bán trước ngày giao dịch ko hưởng quyền và mua lại khi giá giảm sau ngày GDKHQ - chiến thuật này được lợi nhiều thứ nhưng chỉ áp dụng trong đk thị trường xấu và cổ phiếu có đội lái , CPLH ít < 30%   :) .
 Tương ứng với 02 cách kiếm tiền là 02 cách chọn DN: Dn tăng trưởng và DN chia cổ tức cao.

- Trường phái tăng trưởng: http://doanhnhanxahoi.blogspot.com/2011/11/cach-lap-1-danh-muc-co-phieu-hieu-qua.html
- Theo trường phái cổ tức cho những DN con bò tiền: http://doanhnhanxahoi.blogspot.com/2011/11/danh-muc-cac-ma-co-phieu-co-ti-le-co.html thời điểm mua bán nên hỏi tư vấn hoặc dùng phân tích kĩ thuật cơ bản để xác định.
Nếu NDDT theo trường phái lướt sóng thì chịu khó đọc thêm các chuyên mục sau:
-
II. Để giảm thiểu thua lỗ trong chứng khoán:
Khi bạn muốn tránh thua lỗ, bạn phải hiểu tại sao bạn thua lỗ và các lỗi NĐT hay mắc phải là gì :
(nếu ko có thời gian a/c có thể đọc bài tóm tắt tôi thường để ở đầu bài)
Sau mỗi sai lầm, tôi thường đi sâu vào 1 phương pháp cụ thể.
và đây là bài nhà đầu tư phải đọc : Cách xác định ngưỡng kháng cự, hỗ trợ
III. Để chiến thắng trên thị trường chứng khoán. 
 Nhà đầu tư phải nghiên cứu và nhìn thị trường một cách có hệ thống và phương pháp rõ ràng cũng như tuyển cho mình một nhà tư vấn có chuyên môn và phải tuân thủ theo các nguyên tắc mình đề ra.
Đồng thời phải lựa chọn được 1 phương pháp đầu tư rõ ràng như:

Sẽ tiếp tục cập nhật khi có bài mới

2 thg 11, 2011

Lựa chọn con đường đầu tư đúng?

Để có thể chiến thắng trong bất cứ trò chơi nào bạn cần hiểu những luật lệ và phải tuân theo các nguyên tắc riêng.
Năm 2011, theo số liệu thống kê có hơn 70% nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ. Vậy nguyên nhân của sự thua lỗ đó là gì? Do bạn chưa có phương pháp đầu tư , cắt lỗ, chốt lời rõ ràng? Bạn có biết có những sai lầm khá cơ bản – nhiều nhà đầu tư đã phạm phải, bạn chỉ cần học tập để có thể tránh khỏi vết xe đổ?
Nếu bạn chưa tìm được nguyên nhân và cách khắc phục cho những thua lỗ này, bạn nên đọc loạt bài viết này. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy mình ở đâu đó.
1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng :
 Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao
 Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.
 Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.
Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư.
 Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật.

 Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình
 Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ?
 Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ?

 Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào :

 + P/E < 20
 + G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới
 + P/E/G < 1
 + P/B < bình quân chung
 + ROE, ROA > 20%

 và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi.

 Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ :

 William J.O'neil và phương pháp CAN SLIM

 Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O

 C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất.

 A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C.

 N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp.

 S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips.

 L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành.

 I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối.

 M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B.  W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này.

 Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt.

 Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O

 Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn

 Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng)

 Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn :

 + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ
 + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường
 + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới
 + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm)
 + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá

 Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể)

 Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua.

 2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ :

 Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn.

 Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau :

 + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
 + Bán ngay để giảm lỗ
 + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống
 + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới

 Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một.

 3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại

 Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính :

 + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn
 + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì
 + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
 + v.v... và v.v...

 Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

 Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại.

 Tôi được gì ?

 + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay
 + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi
 + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi
 Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

 4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ
 Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ.

 5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào
 Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào.

 Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi.
(Bài viết tiếp theo: Phần 2)